Giới thiệu về trường Hồ Hảo Hớn

Giới thiệu về trường Hồ Hảo Hớn
Trường Tiểu học Hồ Hảo Hớn do hai trường sát nhập lại. Lấy tên anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Hảo Hớn. Lúc đương thời Ông là Bí thư thành đoàn. Cho nên vào năm 1991 Thành đoàn đã về xây một ngôi trường cấp 4 với diện tích 7 Phòng học lấy tên Ông. Sau đó do tình hình biến chuyển của địa phương nên năm 1998 Ủy ban nhân huyện đã chỉ đạo sát nhập hai trường lại đó là Trường TH Hồ Hảo Hớn và Trường TH Ngô Chí Quốc theo quyết định số1737/QĐUB Thành Trường Tiểu học Hồ Hảo Hớn, đến năm 2009 ngôi trường cấp 4 được lầu hóa theo quyết định số1100 /QĐ-UBND cho đến nay.

TIỂU SỬ HỒ HẢO HỚN

       Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn là một nhà chính trị cách mạng. Ông xuất thân trong một gia đình nho giáo yêu nước ở nông thôn, vốn có tư chất thông minh và tài tổ chức lãnh đạo, ông đã có đóng góp lớn cho  thành công của sự nghiệp cách mạng, trong giai đoạn cực kì ác liệt .Ông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1926 tại Xã Hương Mỹ, Huyện Mõ Cày, Tỉnh Bến Tre.

       Năm 1933 Hồ Hảo Hớn học ở trường công lập xã Hương Mỹ. Đến năm 1939 Anh thi vào trường Trung học Mỹ Tho, năm 1943 Anh lên Sài Gòn và vào học ở trường PETRUS Ký. Tốt nghiệp tú tài năm 1945. Sau đó Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.Trường PETRUS Ký bị Nhật  chiếm đóng.Anh đã rời khỏi trường.
       Tháng 5 -1945 Phong trào Thanh niên Tiền phong ,( một tổ chức của Đảng cộng sản Đông Dương). Thành lập ở Sài Gỏn rồi lan ra khắp các tỉnh Nam Bộ. Anh  gia nhập vào phong trào và tham gia giành chính quyền trong cách mạng tháng 8.

        Năm 1946-1947 Anh  hoạt động trong ngành thông tin ở địa phương.

       Đến tháng 3-1947 Anh  thoát ly lên đường đi kháng chiến với bí danh Hai Nghị. Anh được đưa đến khu 9 công tác ở viện văn hóa  Nam Bộ. đóng tại Đồng Tháp. Anh được dự lớp Sư Phạm Phan Chu Trinh một lớp đào tạo giáo viên kháng chiến và Trung học  bình dân.

      Năm 1948 viện sát nhập vào Sở giáo dục Nam Bộ. Anh được phân công làm phó phòng sưu tầm tài liệu, với nhiệm vụ xây dựng và thiết kế lại một chương trình kháng chiến, tìm và sưu tầm lại những tư liệu về Giáo dục- văn hóa, giáo dục lại truyền thống lịch sử dân tộc. Ngoài ra có thời gian Anh còn tham gia giảng dạy tại trường Trung học Nguyễn Văn Tộ.

      Sau hiệp định GENEVE 1954  được kí kết, Ông được phân công ở lại Miền Nam Sài Gòn-Chợ Lớn là trung tâm đầu não chính quyền tai sai thực dân Đế Quốc. là nơi tập trung của phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị, nên cấp trên đã bố trí nhiều cán bộ có trình độ chính trị vững vàng, ông được phân công vận động tri thức, ông sinh hoạt cùng Chi Bộ với các đồng chí là cán bộ, nhà giáo, nhà văn, với bí danh là Nguyễn Văn Chiêu. Hồ Hảo Hớn được cơ sở giới thiệu dạy ở các trường tư thục như: Việt Nam học đường, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Huệ, ở Sài Gòn, Bình Dương,  Gò Công. Bài dạy ông chuẩn bị rất kĩ,Vì vậy học sinh rất mến phục ông về sự tận tụy và phương pháp giảng dạy sâu sắc, dễ hiểu. Ông gần gũi giúp đỡ các em và dần dần xây dựng những em tốt thành cơ sở cách mạng.

      Trong giai đoạn 1957 - 1961, với bí danh Ba Lực, ông tham gia chỉ đạo phong trào sinh viên học sinh, tổ chức nhiều cuộc biểu tình, xuống đường chống Mỹ và chế độ Ngô Đình Diệm, làm Ủy viên Ban Thanh vận Khu Sài Gòn - Gia Định. Từ tháng 8 năm 1962 - 1967, ông được phân công làm Bí thư cán sự sinh viên học sinh ,trực tiếp phụ trách phong trào sinh viên học sinh Khu Sài Gòn - Gia Định, tổ chức xuất bản các tờ báo Suối Thép, Lửa Thiêng, Cờ giải phóng,và Anh được bầu làm Bí thư thành Đoàn. tháng 3 năm 1967, ông được bổ sung vào Khu Ủy Sài Gòn - Gia Định và là thành Ủy viên Sài Gòn - Gia Định

      Tháng 9 năm 1967, ông được điều ra căn cứ để dự họp Ban chấp hành Khu Ủy, chuẩn bị nhiệm vụ năm 1968 với Nghị quyết Quang Trung. Tháng 10 năm 1967, trên đường trở vào Sài Gòn, do  một hồi chánh viên chỉ điểm, ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giữ. Và đưa về giam tại bót Bà Hòa (quận 5). Bọn hoạt vụ ở bót Bà Hòa tra tấn ông với những đòn tàn bạo nhất. Vì biết ông là khu Ủy viên vừa học ở Khu Ủy trở về, nhưng vẫn không khai thác được gì ở ông, và ông đã Anh dũng hy sinh.

       Thời điểm mất của ông không được biết chính xác, về sau thời gian hy sinh của ông được phỏng định khoảng từ 8 đến 11 tháng 11 năm 1967. Theo gia đình ông có cuộc hẹn với vợ ngày 11 tháng 11 nhưng ông không đến nơi hẹn, vì vậy gia đình ông quyết định chọn ngày 11 tháng 11 hàng năm là ngày giỗ ông.

       Ngày 15 tháng 4 năm 1996 di hài ông được cải táng về nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Hồ Chí minh.

      Ngày 22 tháng 11 năm 2011, Chủ  tịch nước CH-XHCN Việt Nam Trương Tấn Sang đã kí quyết định số 2164/ QĐ-CTN truy tặng danh hiệu  Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn.

      Cuộc đời và cái chết của ông đã nêu cao tấm gương sáng ngời về khí tiết cách mạng của người chiến sĩ cộng sản. Nhiều việc làm cụ thể khác  đã được xúc tiến đề mãi mãi ghi nhớ những cống hiến của ông, Ngôi trường học mang tên ông là trường Trung học Hồ Hảo Hớn ở xã Hương Mỹ huyện Mỏ Cày Nam. và tại quê hương chúng ta ngôi trường mang tên Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn đó là Trường Tiểu học Hồ Hảo Hớn, tại xã Phú An, Bến Cát, Bình Dương .

     
Ngoài ra có học bổng hồ Hảo Hớn  dành cho những sinh viên từ Bí thư chi đoàn có thành tích xuất sắc, giải thưởng Hồ Hảo Hớn dành cho những sáng kiến hay trong công tác thành đoàn.

       Vô cùng thương tiếc Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn. Ông Phạm Chánh Trực đã nêu lên những bài học để lại cho mai sau, có đoạn viết:  “… Những bài học được tỏa sáng qua Anh. Đã dần dần biến thành niềm tin, tâm huyết. Sự hy sinh cao cả của Anh cũng đẹp rạng rỡ, không khác cuộc sống của Anh, và đời đời chúng ta không làm sao quên được.”

     “ Kiên cường bất khuất như anh,

     Lưu danh muôn thuở, gương dành đời sau.”

Đ/C Lê Đảnh
 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay584
  • Tháng hiện tại16,029
  • Tổng lượt truy cập1,894,508
Văn bản Phòng

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành: 30/09/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành: 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành: 24/04/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành: 16/05/2024

219/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch phổ biến. giáo dục pháp luật năm 2024 của ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát

Ngày ban hành: 08/03/2024

190/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc

Ngày ban hành: 04/03/2024

Thư viện video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây